Người Quảng Trị đổ xô check-in với cặp linh vật rắn gây sốt
Bên cạnh đó, với sự kết hợp cùng tổ chức Operation Smile Việt Nam, giải đấu hi vọng có thể khơi gợi tinh thần “Thể thao vì cộng đồng” của toàn thể vận động viên tham gia giải đấu với ý nghĩa rằng thể thao ngày nay không những mang đến niềm vui, sức khỏe cho người chạy bộ mà còn mang đến sự hạnh phúc cho cộng đồng thông qua các hoạt động thiện nguyện. Thêm một vận động viên tham gia, thêm một cơ hội để trẻ em khiếm khuyết tỉnh Đồng Tháp sở hữu được nụ cười trọn vẹn thông qua việc ủng hộ 50.000 đồng từ việc mua vé từ cổng bán vé.5 sản phẩm Apple có thể ra mắt vào năm 2024
Tỉ phú Elon Musk cho biết Grok 3 đang trong giai đoạn phát triển cuối cùng và dự kiến sẽ được triển khai trong "một hoặc hai tuần tới". Ông Musk mô tả Grok 3 có khả năng lý luận mạnh mẽ nhờ vào việc sử dụng dữ liệu tổng hợp, đồng thời gọi nó là "thông minh đáng sợ".Các chatbot phổ biến như ChatGPT của OpenAI và Gemini của Google hiện tại chủ yếu dựa vào dữ liệu thực tế. Mặc dù dữ liệu thực tế giúp chatbot hiểu rõ hơn về sắc thái và sự phức tạp của con người, nhưng cũng có thể dẫn đến cáo buộc đánh cắp dữ liệu và hạn chế quyền truy cập vào thông tin, từ đó làm giảm khả năng của chatbot.Trong khi đó, dữ liệu tổng hợp mà Grok 3 sử dụng mang lại nhiều lợi ích, bao gồm việc giải quyết tình trạng khan hiếm dữ liệu, loại bỏ thông tin nhạy cảm, giảm thiểu thiên vị và khả năng tự phân tích lỗi. Điều này cũng giúp tăng cường khả năng tạo ra nhiều ví dụ đào tạo cho chatbot.Grok 3 sẽ cạnh tranh với các sản phẩm như ChatGPT (OpenAI), Gemini (Google), Claude (Anthropic) và Llama (Meta). Ông Musk cho biết trong hội nghị rằng Grok 3 vượt trội hơn bất kỳ sản phẩm nào đã được phát hành trong các bài kiểm tra mà công ty thực hiện.Ngoài việc giới thiệu Grok 3, Elon Musk cũng đã chỉ trích OpenAI, công ty mà ông đồng sáng lập cùng Sam Altman vào năm 2015 nhưng hiện không còn nắm giữ cổ phần. Musk chỉ trích sự chuyển hướng của OpenAI sang mục tiêu lợi nhuận, nói rằng: "OpenAI được cho là mã nguồn mở, phi lợi nhuận, nhưng giờ họ đã đổi tên thành AI đóng để tối đa hóa lợi nhuận. Họ đang theo đuổi tiền ở cấp độ tiếp theo".Bình luận của Musk được đưa ra chỉ một ngày sau khi một nhóm do ông lãnh đạo đưa ra mức giá 97,4 tỉ USD cho nhánh phi lợi nhuận của OpenAI. Đáp lại, CEO Sam Altman của OpenAI đã đề nghị mua nền tảng truyền thông xã hội X mà Musk sở hữu với giá 9,74 tỉ USD.
Phương pháp quản lý sẹo lồi sau phẫu thuật thẩm mỹ ngực
Đây là chia sẻ của GS-TS Phan Trung Lý, ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Phó chủ tịch Hội đồng Khoa học và đào tạo Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn tại Hội thảo chuyên đề “Pháp luật về trí tuệ nhân tạo” do Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn tổ chức sáng nay 4.1.Hội thảo nằm trong chuỗi hoạt động của Tuần lễ hội thảo quốc tế SIU Prize và lễ trao giải SIU Prize Computer Science 2024 từ ngày 4-11.1, thu hút gần 20 tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học.GS-TS Phan Trung Lý cho biết theo kết quả đánh giá và công bố trong báo cáo chỉ số sẵn sàng trí tuệ nhân tạo (AI) của Chính phủ do Oxford Insight thực hiện năm 2023, Việt Nam đứng thứ 59/193 quốc gia trên thế giới, đứng thứ 5/10 trong khối ASEAN về khai thác ứng dụng AI để vận hành và cung cấp dịch vụ, tăng 1 bậc so với năm 2022."Bên cạnh những lợi ích to lớn, sự phát triển của AI cũng đã và đang làm dấy lên những quan ngại sâu sắc về các rủi ro tiềm ẩn từ các khía cạnh đạo đức, xã hội, pháp lý. Điều đáng quan ngại nhất là ngày càng xuất hiện và phổ biến việc AI đã và đang bị sử dụng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm", GS-TS Phan Trung Lý nêu.Bên cạnh đó, việc phát triển AI cũng đã có những tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp và chính đáng của người dân, như quyền riêng tư, bảo vệ dữ liệu cá nhân, việc làm...Vì thế, theo ông Lý, việc xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về AI ở Việt Nam đang đặt ra cấp thiết, nhằm quản trị AI để phát huy được những yếu tố tích cực, đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực từ việc ứng dụng công nghệ này.GS-TS Phan Trung Lý viện dẫn trên thế giới, Nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp quốc ngày 21.3.2024, nghị quyết toàn cầu đầu tiên về AI nhằm kêu gọi các nước chung tay bảo vệ quyền con người, bảo vệ dữ liệu cá nhân và kiểm soát những rủi ro tiềm ẩn từ công nghệ này.Ngày 30.10.2023, cơ quan hành pháp của Tổng thống Mỹ cũng có sắc lệnh về phát triển và sử dụng AI an toàn, bảo mật và đáng tin cậy. Sắc lệnh này nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển AI có trách nhiệm, tập trung vào các lĩnh vực, như dữ liệu cá nhân, hạt nhân, sinh học."Luật của Liên minh châu Âu tháng 2-2024 về AI đã được Nghị viện châu Âu thông qua. Đây là đạo luật đầu tiên trên thế giới điều chỉnh toàn diện các vấn đề về AI. Mục tiêu chính của đạo luật này là khuyến khích phát triển các hệ thống AI có đạo đức và trách nhiệm. Theo đó, trong việc nghiên cứu và phát triển AI cần thiết lập các nguyên tắc về tiêu chuẩn rõ ràng để bảo đảm các công nghệ AI tôn trọng các quyền cơ bản và nguyên tắc đạo đức", ông Lý chia sẻ.Được biết, tại dự thảo luật Công nghiệp số (tháng 7.2024), AI đã được đề cập ở mục 5, trong đó có nội dung về thúc đẩy phát triển và ứng dụng AI; xây dựng nguyên tắc đạo đức trong phát triển, triển khai và ứng dụng AI; các hoạt động AI bị nghiêm cấm; quản lý rủi ro đối với hệ thống AI và quy định đối với sản phẩm công nghệ số tạo ra bởi AI.Tuy nhiên, theo các chuyên gia, pháp lý về AI cần đầy đủ hơn và Việt Nam cần nghiên cứu cách tiếp cận của các quốc gia điển hình trên thế giới để xây dựng chính sách pháp luật cho mình. Có mặt tại hội thảo, PGS-TS Lê Bộ Lĩnh, Viện Nghiên cứu pháp luật và xã hội, nguyên Phó tổng thư ký Quốc hội, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội, nhận định: "Việc xây dựng một khung pháp lý rõ ràng và đầy đủ để xử lý trách nhiệm pháp lý trong bối cảnh AI là hết sức cần thiết nhưng cũng rất khó khăn. Việt Nam cần tham khảo những kinh nghiệm từ các quốc gia khác để có thể xây dựng một hệ thống luật pháp phù hợp và thống nhất. Vấn đề đạo đức và hội nhập trong phát triển AI cũng cần được quan tâm. Cần có một bộ tiêu chuẩn đạo đức rõ ràng và minh bạch để đảm bảo rằng công nghệ này được phát triển và ứng dụng một cách công bằng và có trách nhiệm". Theo PGS-TS Lê Bộ Lĩnh, một trong những vấn đề pháp lý đầu tiên liên quan đến AI là quyền sở hữu trí tuệ. Trong quá trình phát triển AI, việc tạo ra các thuật toán, mô hình, và dữ liệu huấn luyện là rất quan trọng. Tuy nhiên, các quy định hiện tại về sở hữu trí tuệ chưa theo kịp sự phát triển của công nghệ."Cụ thể, việc xác định ai là người sở hữu bản quyền các sản phẩm do AI tạo ra khá phức tạp. Nếu một AI tạo ra một tác phẩm nghệ thuật hay một chương trình phần mềm, thì câu hỏi đặt ra là liệu AI hay người lập trình ra AI đó có quyền sở hữu đối với sản phẩm này? Những quy định hiện hành có thể không hoàn toàn phù hợp, dẫn đến những tranh chấp tiềm ẩn trong tương lai", PGS-TS Lĩnh cho hay.GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn, cũng cho rằng một trong những thách thức pháp lý lớn nhất mà AI mang lại là việc xác định quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm hoặc sáng chế do AI tạo ra. "Tại Việt Nam, hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ hiện hành chủ yếu bảo vệ các sản phẩm, sáng tạo do con người thực hiện. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của AI, đã xuất hiện những sản phẩm và sáng chế được tạo ra hoàn toàn tự động bởi các hệ thống AI mà không có sự can thiệp trực tiếp của con người. Điều này đặt ra một loạt câu hỏi về mặt pháp lý: Liệu các sản phẩm do AI tạo ra có thể được bảo hộ sở hữu trí tuệ như các sáng chế do con người thực hiện không? Nếu có, ai sẽ là chủ sở hữu của quyền này, người phát triển AI, công ty sở hữu AI, hay chính bản thân hệ thống AI?", GS-TS Hoàng Văn Kiếm đặt vấn đề.Theo ông Kiếm, trên thế giới, vấn đề này cũng đang thu hút sự quan tâm lớn từ các tổ chức và quốc gia. Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) hiện đang tiến hành nghiên cứu và thảo luận về các giải pháp pháp lý nhằm đảm bảo rằng các sản phẩm sáng tạo từ AI được bảo vệ mà không làm mất đi quyền lợi của các nhà phát triển công nghệ. Một số quốc gia như Anh và Nhật Bản đã bắt đầu đưa ra các đề xuất về việc điều chỉnh luật sở hữu trí tuệ để thích ứng với sự phát triển của AI, mặc dù vẫn chưa có giải pháp hoàn chỉnh và nhất quán trên toàn cầu.Theo báo cáo từ Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, từ năm 2018 đến 2023, đã có hơn 120 bằng sáng chế về AI được cấp tại Việt Nam trong các lĩnh vực như xử lý ngôn ngữ tự nhiên, thị giác máy tính, và tự động hóa. Các sáng chế này xuất phát từ cả các viện nghiên cứu, trường ĐH và các doanh nghiệp công nghệ lớn tại Việt Nam, như Tập đoàn FPT, VinAI Research, hay ĐH Quốc gia TP.HCM...Theo GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm, đáng chú ý, nhiều sáng chế AI tại Việt Nam tập trung vào việc ứng dụng trong các ngành công nghiệp đặc thù như nông nghiệp công nghệ cao, y tế, và dịch vụ tài chính. "Các trường ĐH tại Việt Nam đã đóng vai trò chủ chốt trong việc nghiên cứu và phát triển AI, thông qua việc triển khai hàng loạt các dự án liên quan đến công nghệ này. Trong 5 năm qua, số lượng các dự án nghiên cứu về AI tại các trường ĐH hàng đầu như ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM, Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM đã tăng lên đáng kể", ông Kiếm cho biết.Cụ thể, các trường ĐH này đã thiết lập nhiều trung tâm nghiên cứu AI chuyên biệt và hợp tác với các tổ chức quốc tế để tiếp cận những công nghệ tiên tiến nhất. Các dự án như phát triển hệ thống hỗ trợ chẩn đoán bằng AI, robot tự động trong các quy trình sản xuất, hay các hệ thống học máy phân tích dữ liệu lớn đã tạo ra những bước đột phá quan trọng."Việc tăng cường các hoạt động nghiên cứu AI tại các trường ĐH không chỉ giúp nâng cao trình độ khoa học công nghệ trong nước mà còn giúp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho nền công nghiệp 4.0 tại Việt Nam", ông Kiếm nhận định.
Điều này cho thấy Samsung sẽ phát hành một số phiên bản beta của One UI 7 trước khi giới thiệu phiên bản cuối cùng. Tuy nhiên, việc phát hành One UI 7 ổn định vào tháng 4 được cho là chậm trễ và Samsung cần giải thích lý do cho sự trì hoãn này.Hiện tại, Samsung đang thử nghiệm One UI 7 beta trên dòng Galaxy S24. Theo thông báo mới nhất, chương trình beta của One UI 7 đã mở rộng sang hai mẫu smartphone gập khác gồm Galaxy Z Fold 7 và Z Flip 7, nơi người dùng có thể đăng ký tham gia thông qua ứng dụng Thành viên của Samsung.One UI 7 mang đến nhiều thay đổi trực quan, bao gồm giao diện đồ họa cải tiến trên màn hình chính. Người dùng sẽ thấy các biểu tượng mới được thiết kế tinh tế hơn so với One UI 6, giúp phân biệt giữa các ứng dụng dễ dàng hơn. Chẳng hạn, biểu tượng ứng dụng camera đã được điều chỉnh để phù hợp hơn với nhận thức của người dùng.Màn hình chính của One UI 7 cũng được cải tiến với các tiện ích mới và giao diện người dùng được thiết kế lại, cùng nhiều tùy chọn trong phần cài đặt cho phép người dùng chọn kích thước và hình dạng khác nhau cho màn hình chính. Bảng cài đặt nhanh giờ đây được chia thành hai màn hình riêng biệt cho bảng cài đặt nhanh và bảng thông báo, có thể truy cập dễ dàng bằng cách vuốt từ góc trái hoặc phải.Bản cập nhật này cũng cải thiện đáng kể hình ảnh động với các chuyển tiếp ứng dụng mượt mà nhờ khả năng thích ứng phần cứng tốt hơn. Mọi tương tác trên màn hình đều mang lại phản hồi nhanh chóng.Đặc biệt, ứng dụng máy ảnh đã được đơn giản hóa, chỉ giữ lại những tính năng quan trọng nhất để người dùng có thể chụp ảnh và quay video ngay lập tức chỉ với vài lần chạm. Ngoài ra, Samsung cũng đã phát triển khả năng kết nối thông minh liền mạch cho các thiết bị như Galaxy Buds 3 Pro, giúp tích hợp và vận hành smartphone hiệu quả hơn.
Bình luận bóng đá - Atalanta: Chiến thuật phòng ngự còn hay mất?
Tối 2.3, 2 trận đấu muộn nhất vòng 15 V-League mùa giải 2024-2025 đã được diễn ra. Trên sân nhà Hàng Đẫy, CLB Hà Nội suýt nhận trái đắng trước Đà Nẵng, đội bóng đang đứng ở cuối bảng xếp hạng. Thầy trò HLV Lê Đức Tuấn có những khoảnh khắc bùng nổ để vươn lên dẫn trước 2-1 đầu hiệp 2. Tuy nhiên, nhà vô địch AFF Cup 2024 là Nguyễn Hai Long đã tỏa sáng đúng lúc để ghi bàn gỡ hòa 2-2. Nhờ đó, CLB Hà Nội chơi khởi sắc hơn để giành chiến thắng chung cuộc 3-2.Nhờ kết quả này, CLB Hà Nội trở lại mạnh mẽ trên bảng xếp hạng. Họ có được 26 điểm, chỉ còn kém đội đầu bảng Nam Định chỉ 4 điểm. Cuộc đua vô địch đang trở nên cực kỳ nóng bỏng khi khoảng cách giữa các đội trong nhóm dẫn đầu là không nhiều. Đứng sau CLB Hà Nội, Nam Định đang là các đội Thanh Hóa, Thể Công Viettel (cùng 25 điểm) và CLB Bình Dương (24 điểm). Trong bối cảnh V-League còn đến 11 vòng đấu nữa mới kết thúc, cơ hội cho các đội bóng này vẫn còn rất nhiều. CLB Đà Nẵng đánh rơi những điểm số cực kỳ đáng tiếc trên sân Hàng Đẫy. Tuy nhiên, thầy trò HLV Lê Đức Tuấn cho thấy những sự chuyển biến tích cực trong lối chơi. Họ vẫn đứng cuối bảng với 9 điểm, kém SLNA và CLB Bình Định 4 điểm. Nếu cứ tiếp tục duy trì đà tiến bộ, đội bóng sông Hàn hoàn toàn có thể vượt lên trên. Trong khi đó, ở trận gặp CLB TP.HCM trên sân Thống Nhất vào tối 2.3, HAGL nhận thất bại 0-1. Họ có chuỗi trận tương đối đáng thất vọng khi chỉ thắng 1 trong 5 trận gần nhất và đang đứng thứ 10 trên bảng xếp hạng với 17 điểm. Khoảng cách giữa HAGL và các đội bóng có nguy cơ xuống hạng cũng là không nhiều. Trong trường hợp đội bóng phố núi không khắc phục sớm tình trạng này, họ hoàn toàn có thể bị đẩy xuống nhóm "cầm đèn đỏ", nhất là khi các đội ngụp lặn dưới đáy từ đầu mùa như CLB Đà Nẵng, Hải Phòng, SLNA đều đang thi đấu cực kỳ tiến bộ. FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn